7 lý do khiến thẻ tín dụng bị khoá và giải pháp xử lý


Trong quá trình sử dụng, sẽ có trường hợp thẻ tín dụng bị khoá do khách hàng chủ động yêu cầu hoặc do ngân hàng thực hiện vì khách hàng chậm thanh toán, thẻ nghi ngờ bị lợi dụng... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thẻ tín dụng của bạn bị khoá, dưới đây là 7 tình huống thường gặp và cách khắc phục để bạn tham khảo trong trường hợp thẻ bị khoá.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hiện

1. Nhập sai mã pin nhiều lần

Thẻ tín dụng sẽ bị khoá nếu khách hàng nhập sai mã pin quá 3 lần. Lý do thường là khách hàng không nhớ mã pin hoặc có người sử dụng trái phép thẻ tín dụng của bạn nên không biết mã pin và đã nhập sai.

Trong trường hợp này, khách hàng cần gọi điện tới số Hotline của ngân hàng mà bạn mở thẻ tín dụng để được hướng dẫn chi tiết hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch/chi nhánh để được cấp lại mã pin nhanh chóng.

Khách hàng cần giữ thẻ tín dụng cẩn thận và ghi chú mã pin để hạn chế tình trạng quên

2. Không dùng thẻ để thanh toán trong thời gian dài

Trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng (tùy theo quy định của từng ngân hàng) khách hàng không phát sinh bất kỳ giao dịch nào với thẻ tín dụng thì ngân hàng sẽ khóa thẻ tự động. Mục tiêu là để đảm bảo an toàn và giúp khách hàng không bị mất phí thường niên. Đồng thời, đây cũng là giải pháp để ngân hàng quản lý thẻ tín dụng tốt hơn.

Nếu khách hàng gặp phải trường hợp này và muốn mở lại thẻ thì cần liên hệ hoặc đến trực tiếp ngân hàng để được hướng dẫn thủ tục. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng khóa thẻ tự động thì khách hàng nên sử dụng thẻ ít nhất 1 lần trong khoảng 2 tháng.

Bạn nên sử dụng thẻ tín dụng ít nhất 1 lần trong 2 tháng để tránh bị khóa thẻ

3. Nợ quá hạn thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi có thể chi tiêu trước, trả tiền sau và được miễn lãi lên đến 45 ngày. Trong vòng 45 ngày, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán hoàn lại số tiền đã chi tiêu trước khi đến hạn cho ngân hàng

Với mỗi kỳ sao kê, khách hàng có trách nhiệm thanh toán ít nhất số tiền thanh toán tối thiểu theo thời hạn thanh toán ngân hàng đã quy định. Trường hợp thanh toán không đầy đủ hoặc thanh toán sau ngày đến hạn thanh toán, khoản vay thẻ tín dụng của khách hàng sẽ bị chậm thanh toán và chuyển quá hạn. Nếu số ngày quá hạn thanh toán tăng, ngân hàng sẽ khóa thẻ của khách hàng

Tình trạng nợ quá hạn chưa thanh toán là khách hàng chưa thanh toán các khoản nợ theo yêu cầu của ngân hàng. Thông thường sẽ có 5 nhóm nợ sau:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn Là khách hàng chưa thanh toán các khoản nợ trong hạn và bị quá hạn nợ dưới 10 ngày.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày.
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày.
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Theo chính sách hiện hành của BIDV, nếu chậm thanh toán 75 ngày, tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng sẽ bị khóa với mã tài khoản thu nợ và chuyển toàn bộ dư nợ cuối kỳ thành số tiền tối thiểu phải thanh toán hàng tháng.

Khi bị rơi vào tình huống này, khoản vay thẻ có nguy cơ chuyển nợ xấu và ảnh hưởng rất lớn tới điểm tín dụng của khách hàng và ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận của khách hàng với bất kỳ khoản cấp tín dụng nào khác tại các ngân hàng. Do đó, khách hàng cần hết sức lưu ý việc sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn.

4. Thẻ không còn hiệu lực

Hầu hết các thẻ tín dụng hiện nay đều có thời hạn sử dụng từ 2 - 5 năm. Qua mốc thời gian này, thẻ không còn hiệu lực sử dụng và sẽ bị khóa. Thời hạn của thẻ tín dụng thường hiển thị ở mặt trước của thẻ bao gồm: thời điểm bắt đầu sử dụng thẻ và thời hạn thẻ.

Cấp thẻ tín dụng mới sau khi bị khóa do hết hạn tại ngân hàng BIDV đơn giản, nhanh chóng

Đối với thẻ tín dụng BIDV, khi hết thời hạn hiệu lực thẻ, thẻ sẽ được tự động gia hạn để đảm bảo việc sử dụng thẻ của khách hàng không bị gián đoạn. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng liên hệ Hotline hoặc chi nhánh BIDV gần nhất để đề nghị không gia hạn thẻ.

Tại BIDV, trong trường hợp thẻ của khách hàng hết hạn và không được gia hạn tự động, khách hàng có thể đề nghị phát hành lại thẻ kiêm gia hạn thẻ trong vòng 3 tháng sau khi thẻ hết hạn. Nếu quá thời hạn này mà muốn sử dụng lại thẻ, khách hàng cần liên hệ tới chi nhánh để thực hiện cấp thẻ như cấp thẻ mới.

Hồ sơ sẽ bao gồm:

Loại hồ sơ Giấy tờ cần chuẩn bị
Hồ sơ pháp lý Giấy tờ tùy thân CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực, giấy tờ chứng minh địa chỉ thường trú như hộ khẩu/đăng ký tạm trú,...
Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng, hợp đồng cho thuê tài sản, sổ tiết kiệm,..
Hồ sơ tài sản đảm bảo Chỉ yêu cầu khi phát hành thẻ tín dụng theo hình thức có tài sản đảm bảo như nhà đất, ô tô,...
Đơn đăng ký/Hợp đồng Đơn đăng ký kiêm hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (mẫu ngân hàng cung cấp)
  Các hồ sơ khác theo yêu cầu

5. Ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường

Trong một số trường hợp chủ thẻ tín dụng vô tình bị lộ mật khẩu hoặc bị kẻ xấu lấy cắp thông tin thẻ để thực hiện nhiều giao dịch bất thường. Các yếu tố bất thường như: giao dịch từ 23 giờ tới 5 giờ sáng, thực hiện nhiều giao dịch liên tục hay giao dịch với số tiền lớn,... ngân hàng sẽ nghi ngờ bất thường và khoá thẻ.

Đây chính là một trong những động thái để ngân hàng giúp bạn kiểm soát và đảm bảo an toàn tài khoản thẻ tín dụng.

Để mở lại thẻ tín dụng trong trường hợp này, khách hàng chỉ cần liên hệ với ngân hàng và làm rõ các giao dịch bất thường. Sau đó, ngân hàng sẽ xác minh và giải quyết nhanh nhất để mở lại thẻ tín dụng cho khách hàng.

6. Lỗi hệ thống ngân hàng

Trong quá trình sử dụng hệ thống máy móc, kỹ thuật sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị lỗi do quá tải hoặc lỗi kết nối tới hệ thống thẻ của ngân hàng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thẻ tín dụng của bạn không giao dịch được.

Các lỗi này thường từ phía hệ thống ngân hàng do quá tải hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM/POS khiến những giao dịch của bạn không thực hiện được. Trong trường hợp này, khách hàng có thể liên hệ hotline hoặc đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.

Khách hàng có thể bị khóa thẻ tín dụng do lỗi từ hệ thống ngân hàng hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM/POS

7. Ngân hàng tổ chức cấp thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm

Trong một số trường hợp ngân hàng sẽ dừng hoạt động của một số loại sản phẩm thẻ tín dụng khi thấy không còn phù hợp. Và các thẻ đó sẽ không còn giá trị và bị khóa để loại bỏ khỏi thị trường. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gửi thông báo tới người dùng trước khi có quyết định thu hồi và loại bỏ thẻ cũ.

Nhằm hạn chế bị khóa thẻ tín dụng trong trường hợp này, khách hàng nên chọn những ngân hàng lớn, có uy tín để mở thẻ tín dụng. Đồng thời, nên thường xuyên cập nhật thông báo từ ngân hàng để chủ động hơn trong việc mở thẻ mới khi thẻ cũ bị cho ngừng hoạt động.

Trong tình huống này, khách hàng có 2 lựa chọn. Một là đến ngân hàng đã từng mở thẻ cũ và đăng ký thẻ mới theo hướng dẫn. Hai là lựa chọn ngân hàng khác để mở thẻ tín dụng mới theo mong muốn nhu cầu của bản thân

Một số lưu ý khi dùng để thẻ tín dụng không bị khoá bất ngờ

Để hạn chế thẻ tín dụng bị khóa bất ngờ và ảnh hưởng tới việc thanh toán, chi tiêu thì khách hàng sẽ phải lưu ý một số vấn đề cần thiết.

  • Đầu tiên bạn cần bảo mật số thẻ tín dụng in trên thẻ và không đưa thẻ tín dụng cho bất kỳ người nào sử dụng.
  • Khi nhận được thẻ tín dụng, bạn nên ghi nhớ và bảo mật tuyệt đối số CVV (số bảo mật của thẻ) là 3 chữ số sau mặt thẻ nhằm đảm bảo an toàn. Hoặc bạn có thể đăng ký dịch vụ “Verified by Visa/MasterCard” để được bảo mật cao hay ký vào mặt sau của thẻ để nhân viên bán hàng đối chiếu trên hóa đơn khi thực hiện giao dịch.
  • Ngoài ra, việc sử dụng thẻ tín dụng rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng đăng ký mở thẻ hoặc ngân hàng có liên kết cũng rất quan trọng để bạn hạn chế bị đánh cắp thông tin và tránh lỗi kỹ thuật của máy ATM.
  • Đừng quên thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn để không bị cho vào nhóm nợ xấu và khóa thẻ tín dụng.
  • Cuối cùng, giải pháp thay đổi mã pin thường xuyên cũng rất hữu ích để đảm bảo an toàn tài khoản thẻ tín dụng.

Khách hàng nên lựa chọn những cửa hàng mua bán hàng hóa lớn, uy tín để giảm tình trạng bị đánh cắp thông tin thanh toán qua máy POS.

Hy vọng qua bài viết 7 lý do thẻ tín dụng bị khoá trên, quý khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hạn chế tình trạng bất tiện trong quá trình sử dụng thẻ. Ngoài ra, khi mở thẻ tín dụng tại một đơn vị quy mô lớn, uy tín như ngân hàng BIDV, quý khách sẽ được hướng dẫn để bảo mật thông tin an toàn, tiện ích và hạn chế trường hợp bị khoá thẻ không mong muốn

Để biết thêm thông tin và cách mở các loại thẻ tín dụng tại BIDV, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 1900.9247 hoặc Chi nhánh/PGD gần nhất để được tư vấn cụ thể, tận tình.

Đăng ký ngay với BIDV để được hưởng ưu đãi hấp dẫn nhất!

Các bài viết liên quan

BIDV

Kết quả gợi ý

    Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý

      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
       
       
      Complementary Content
      ${loading}