Tư vấn: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ - Nên mở thẻ nào?


Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (thẻ thanh toán) được nhiều người sử dụng để thay thế tiền mặt. Mỗi loại thẻ sẽ phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng. Nếu bạn đang không biết nên sử dụng loại thẻ nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây để ra quyết định chính xác nhất!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hiện

1. Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Trước hết, bạn cần phân biệt rõ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (thẻ thanh toán) thông qua những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai loại thẻ này.

1.1. Điểm giống nhau

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có một số điểm chung về giao diện thẻ gồm:

  • Tiêu chuẩn thẻ: Hiện nay, cả 2 loại thẻ đều được thiết kế theo quy chuẩn ISO 7810 với kích thước tiêu chuẩn 86mm x 54mm (chiều rộng 86mm và chiều cao 54mm). Bạn có thể sử dụng thẻ tại các cây ATM/POS/thiết bị chấp nhận thanh toán ở Việt Nam và mọi quốc gia trên thế giới.
  • Thông tin thẻ: Mặt trước và mặt sau của thẻ được sắp xếp linh hoạt các thông tin như: Logo Ngân hàng phát hành thẻ, logo Tổ chức thẻ, tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hết hạn thẻ, số CVV/CVC thẻ.
  • Chức năng thanh toán hầu hết các dịch vụ phổ biến: Mua sắm, vui chơi, giải trí, ăn uống, chăm sóc sức khỏe, du lịch,...

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là dạng thẻ cứng, được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 7810

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là dạng thẻ cứng, được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 7810

1.2. Điểm khác biệt

Dưới đây là tổng hợp chi tiết những điểm khác biệt của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ:

Tiêu chí Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ
Tên gọi khác Credit Card Debit Card
Định nghĩa Thẻ tiêu dùng trước, trả tiền sau. Thẻ tiêu dùng bằng số dư sẵn có trong tài khoản.
Cơ chế sử dụng Vay ngân hàng để tiêu dùng và hoàn trả vào ngày đến hạn thanh toán. Sử dụng số tiền sẵn có trong thẻ để chi tiêu.
Hạn mức chi tiêu Tùy theo hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp. Phụ thuộc vào số tiền bạn có trong tài khoản ngân hàng.
Phí, lãi suất Bao gồm: Phí thường niên, phí rút tiền mặt trên ATM/POS (cao hơn so với phí rút tiền thẻ ghi nợ), Phí trả góp thẻ, Lãi và phí phạt trong trường hợp thanh toán chậm hoặc không thanh toán đủ toàn bộ dư nợ thẻ. Bao gồm: Phí phát hành thẻ Phí thường niên, Phí rút tiền, Phí dịch vụ GTGT đi kèm như SMS Banking, Phí Internet Banking. Các loại phí này thường rất thấp.
Các loại thẻ Thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
Điều kiện mở thẻ Công dân đủ từ 15 tuổi, có CMT/CCCD, đủ điều kiện cấp thẻ tín dụng theo quy định của từng ngân hàng. Công dân đủ 15 tuổi, có CMND/CCCD

2. So sánh thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ

Để lựa chọn loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về sự khác biệt của 2 loại thẻ này. Dưới đây là bảng so sánh 5 điểm khác biệt của 2 loại thẻ:

Tiêu chí Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ
Thủ tục mở thẻ Ngoài yêu cầu tương tự thẻ ghi nợ thì mở thẻ tín dụng thường yêu cầu khách hàng chứng minh thu nhập (trừ 1 số trường hợp mở thẻ tín dụng không cần chứng minh tài chính) Đơn giản, nhanh chóng, không yêu cầu chứng minh tài chính.
Biểu phí Cao hơn so với thẻ ghi nợ và áp dụng lãi suất thẻ, phí trả góp (nếu sử dụng) Mức phí thấp
Tiện ích Chi tiêu trước - trả tiền sau, trả góp lãi suất 0%, rút tiền mặt. Rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.
Ưu đãi Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mở thẻ và chi tiêu Ưu đãi hạn chế
Tính năng chuyển khoản Không

3. Nên mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ?

3.1. Khi nào nên mở thẻ ghi nợ?

Nếu bạn thường xuyên phải rút tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày, thực hiện chuyển khoản, thanh toán thông thường,... thì bạn nên mở thẻ ghi nợ. Điểm vượt trội của thẻ ghi nợ là mức phí sử dụng thấp; một số ngân hàng trong nước hiện đang áp dụng ưu đãi miễn phí mở tài khoản, miễn phí phí rút tiền và phí chuyển khoản.

3.2. Khi nào nên mở thẻ tín dụng?

Bạn nên mở thẻ tín dụng nếu có mức thu nhập đều đặn hàng tháng (tối thiểu 5 triệu đồng) hoặc có các nguồn thu nhập để chứng minh tài chính, thường xuyên có nhu cầu chi tiêu, sử dụng thẻ cho các dịch vụ như mua sắm, ăn uống, chi tiêu các lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống, thanh toán hóa đơn online hoặc muốn thanh toán bằng hình thức trả góp 0% và tận dụng các ưu đãi khuyến mại của Ngân hàng để tiết kiệm chi phí (hoàn phí thường niên, giảm giá/tặng quà khi chi tiêu tại các đối tác liên kết của Ngân hàng,…).

Cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều có thể sử dụng để thanh toán thay tiền mặt, tuy nhiên thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ có nhiều ưu đãi hơn so với thẻ ghi nợ.

Cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều có thể sử dụng để thanh toán thay tiền mặt, tuy nhiên thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ có nhiều ưu đãi hơn so với thẻ ghi nợ.

3.3. Có nên mở cả 2 loại thẻ không?

Trên thực tế, đa số người dùng sở hữu đồng thời thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để quản lý tài chính hiệu quả. Nguyên nhân do hai loại thẻ này có tính năng hoàn toàn khác nhau và bổ trợ cho nhau, thẻ ghi nợ không thể thay thế thẻ tín dụng và ngược lại.

Ngoài ra, khi sở hữu cả hai loại thẻ, bạn có thể chọn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng bằng cách tự động trích nợ từ tài khoản liên kết với thẻ ghi nợ. Điều này vừa giúp bạn kiểm soát chi tiêu, vừa không lo thanh toán dư nợ chậm dẫn đến phát sinh lãi chậm trả.

4. Hướng dẫn mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đơn giản

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều có thể mở được trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc mở online và nhận thẻ qua đường bưu điện.

4.1. Cách mở thẻ ghi nợ

  • Cách 1: Bạn mang CMND/CCCD đến ngân hàng bạn muốn mở thẻ và tiến hành mở thẻ theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
  • Cách 2: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có sẵn dịch vụ mở thẻ online trên website và app ngân hàng điện tử trên các thiết bị thông minh. Bạn truy cập vào website/app ngân hàng, chọn đăng ký mở thẻ, và cung cấp thông tin, ảnh CMND/CCCD theo hướng dẫn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình mở thẻ.

4.2. Cách mở thẻ tín dụng

  • Cách 1: Đến trực tiếp ngân hàng bạn muốn mở thẻ, sau khi cung cấp đầy đủ hồ sơ, nhân viên ngân hàng sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn đăng ký mở thẻ.
  • Cách 2: Mở thẻ online. Người dùng tiến hành đăng nhập vào ứng dụng hoặc website của ngân hàng, lựa chọn mục mở thẻ tín dụng và làm theo hướng dẫn.

Lưu ý: Mở thẻ tín dụng yêu cầu nhiều hồ sơ hơn so với thẻ ghi nợ. Vì vậy, bạn nên liên hệ đến số hotline của ngân hàng để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi tiến hành mở thẻ. Dưới đây là các loại hồ sơ phổ biến mà ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cung cấp khi mở thẻ tín dụng:

  • Hồ sơ chứng minh thu nhập hàng tháng;
  • Hồ sơ chứng minh công việc hiện tại của bạn;
  • Hộ khẩu thường trú;
  • Giấy tờ tùy thân,...

Bạn có thể đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng hoặc sử dụng internet banking để tiền hành mở thẻ

5. Ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ uy tín tại Việt Nam

BIDV nằm trong nhóm Big 4 ngân hàng tại Việt Nam, đã có hơn 66 năm thành lập, phát triển. Dịch vụ thẻ tại BIDV được đánh giá cao trong các ngân hàng lớn tại Việt Nam vì có nhiều ưu điểm như:

  • Miễn phí trọn đời cho khách hàng khi phát hành thẻ phi vật lý trên BIDV SmartBanking, bao gồm phí phát hành thẻ và phí thường niên.
  • Miễn phí chuyển tiền chuyển tiền trong và ngoài hệ thống trên BIDV SmartBanking, phí duy trì dịch vụ, phí quản lý 1 tài khoản, phí tin nhắn,...
  • Đa dạng loại thẻ như thẻ ghi nợ (nội địa và quốc tế), thẻ tín dụng (nhiều hạng thẻ, loại thẻ, hạn mức cao và linh hoạt, tính năng đa dạng),...
  • Thanh toán tiện lợi, khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ để rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại, thanh toán hàng hóa dịch vụ,… Với thẻ tín dụng, ngoài tính năng cơ bản là thanh toán, rút tiền, khách hàng còn có thể sử dụng thẻ để mua hàng trả góp.
  • “Cơn mưa” ưu đãi khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng: Miễn phí thường niên, phí phát hành thẻ, chi tiêu hoàn tiền các lĩnh vực giao dịch thiết yếu, trả góp lãi suất 0% mọi giao dịch của khách hàng,...

Hiện nay, các sản phẩm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tại BIDV rất đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau. Để tìm hiểu thêm thông tin về hai loại thẻ này, bạn có thể truy cập website https://www.bidv.com.vn/ hoặc liên hệ qua hotline 1900 9247 của BIDV để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

Đăng ký ngay với BIDV để được hưởng ưu đãi hấp dẫn nhất!

Các bài viết liên quan tag

Các bài viết liên quan

BIDV

Kết quả gợi ý

    Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý

      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
       
       
      Complementary Content
      ${loading}