Làm 2 thẻ tín dụng được không, có nên không?


Làm 2 thẻ tín dụng được không là thắc mắc của nhiều khách hàng muốn cùng lúc sở hữu nhiều thẻ tín dụng để phục vụ những nhu cầu khác nhau. Và làm 2 thẻ tín dụng ở cùng 1 ngân hàng hay 2 ngân hàng khác nhau là hoàn toàn có thể. Hãy cùng BIDV tìm hiểu cụ thể vấn đề này với bài viết sau đây nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hiện

1. Có thể mở tối đa bao nhiêu thẻ tín dụng?

Trên thực tế, không có một con số giới hạn cụ thể số lượng thẻ tín dụng tối đa mà bạn có thể mở. Bởi mở bao nhiêu thẻ tín dụng sẽ phục thuộc vào nhu cầu sử dụng và chính sách của mỗi ngân hàng.

Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính thì bạn không nên mở thẻ tín dụng “vô tội vạ”. Nên mở khi có nhu cầu sử dụng và lựa chọn loại thẻ phù hợp nhất.

1.1. Trường hợp mở nhiều thẻ cùng một ngân hàng

Trong trường hợp mở nhiều thẻ cùng một ngân hàng thì bạn chỉ nên mở tối đa 2 thẻ tín dụng. Bởi vì khi duy trì 2 sản phẩm thẻ tín dụng cùng một hệ thống ngân hàng thì tổng hạn mức của cả 2 thẻ tại một thời điểm sẽ không vượt quá hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng cấp cho khách hàng.

Hay nói cách khác, việc mở 2 thẻ tín dụng tại cùng 1 ngân hàng sẽ không làm tăng hạn mức tín dụng của bạn.

1.2. Trường hợp mở nhiều thẻ khác ngân hàng

Nếu bạn mở nhiều thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác nhau thì cũng chỉ nên mở tối đa 2 thẻ.

Cách thức mở 2 thẻ tín dụng tại 2 ngân hàng

Bạn cần sang ngang thẻ tín dụng đã sở hữu ở ngân hàng cũ sang thẻ tín dụng tương đương tại ngân hàng định mở thẻ mới. Việc sang ngang thẻ tín dụng này sẽ có nhiều ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định.

  • Ưu điểm: Bạn không cần làm chứng minh thu nhập, không cần chuẩn bị nhiều hồ sơ. Nên thủ tục rất nhanh gọn và đơn giản.
  • Nhược điểm: Hạn mức thẻ tín dụng phát hành mới sẽ thấp hơn hạn mức của thẻ cũ. Đồng thời, thẻ cũ đã phải có thời gian sử dụng 6 tháng và bạn sẽ không được chi tiêu quá 80% hạn mức thẻ tín dụng cũ đó. Ngoài ra, khi sang ngang thẻ tín dụng, một số ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về giới hạn thẻ sử dụng.

Với ngân hàng BIDV, khi bạn đã có thẻ tín dụng của ngân hàng khác thì có thể được cấp thẻ tín dụng tương đương tại BIDV dễ dàng. Như vậy, khách hàng có thể mở 2 thẻ tín dụng tại BIDV nếu có nhu cầu.

Ví dụ: Tại ngân hàng BIDV bạn có thể cùng một lúc sở hữu 2 thẻ tín dụng là BIDV Platinum Cashback => hoàn tiền chi tiêu online và BIDV Platinum Cashback+ hoàn tiền chi tiêu siêu thị.

Tại BIDV khách hàng có thể mở 2 thẻ tín dụng nếu có nhu cầu

2. Có nên mở 2 hay nhiều thẻ tín dụng không?

Mở 2 hay nhiều thẻ tín dụng là điều có thể. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính thì bạn nên mở 2 thẻ tín dụng với các chức năng hoàn tiền/khuyến mãi tập trung vào 2 lĩnh vực khác nhau. Điều đó sẽ giúp bạn tận dụng tối đa ưu đãi từ ngân hàng.

3. Rủi ro khi mở nhiều thẻ tín dụng

Khi mở 2 thẻ tín dụng sẽ giúp bạn tận dụng được các ưu đãi từ ngân hàng. Tuy nhiên, nếu mở quá nhiều thẻ và không biết cách chi tiêu thì bạn có thể gặp phải các rủi ro sau.

3.1. Rủi ro chi tiêu vượt mức cho phép

Khi có nhiều thẻ tín dụng, thì bạn sẽ có thêm những nguồn tài chính để thực hiện chi tiêu. Điều đó, đồng nghĩa với việc bạn cần phải lên kế hoạch, cân nhắc tiêu dùng vào những mục đích cần thiết để tránh chi tiêu vượt mức. Đồng thời, mỗi thẻ tín dụng sẽ có những ưu thế khác nhau và bạn nên thực hiện chi tiêu hợp lý để tận dụng tối đa những ưu đãi từ ngân hàng.

3.2. Gánh nhiều khoản phí khác nhau

Khi bạn sở hữu 2 thẻ tín dụng, tương ứng với việc bạn sẽ phải trả thêm các khoản phí duy trì hoạt động của thẻ như; phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí in sao kê. Bù lại bạn sẽ có thêm nguồn tài chính để phục vụ chi tiêu.

Các loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng:

  • Phí thường niên: Là loại phí được thu hàng năm để duy trì thẻ tín dụng. Phí thường niên thường dao động trong khoảng từ 200.000 - 400.000 VNĐ.
  • Phí phát hành thẻ: Đây là khoản phí đầu tiên khi khách hàng mở thẻ. Mức phí này thường từ 100.000 - 300.000 VNĐ tùy từng sản phẩm thẻ và theo quy định của từng ngân hàng.
  • Phí chậm thanh toán: Khi tới hạn mà bạn không thanh toán số dư nợ tối thiểu thì sẽ bị tính phí chậm thanh toán là khoảng 3-6% trên tổng dư nợ và tối thiểu là 100.000 VNĐ.
  • Lãi suất thẻ tín dụng: Là phần lãi bạn phải trả khi không thanh toán đủ tổng số dư nợ khi đến hạn. Mức lãi suất này khá cao, thường là trên 20%.
  • Phí vượt hạn mức: Nếu bạn chi tiêu với số tiền quá hạn mức cho phép thì bạn sẽ bị mất phí vượt hạn mức. Phần phí vượt hạn khá cao, thường khoảng 15% trên số tiền chi tiêu vượt.
  • Phí in sao kê: Là khoản phí phát sinh bạn yêu cầu ngân hàng in sao kê chi tiết trong một hay nhiều kỳ nhất định. Phí in sao kê khá thấp chỉ từ 10.000 - 100.000 VNĐ/lượt in.

Khi sử dụng thêm thẻ tín dụng (dùng 2 thẻ cùng lúc) bạn sẽ phải gánh thêm nhiều khoản chi phí đi kèm

3.3. Nguy cơ chịu phí phạt và lãi suất cao

Việc sở hữu nhiều thẻ tín dụng có thể dẫn tới việc khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu. Và tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới mất khả năng thanh toán và phải chịu các khoản phí, lãi suất.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tài chính bằng cách thường xuyên kiểm tra các khoản tiêu dùng, cân đối tài chính để đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn. Như vậy, bạn sẽ tránh được nguy cơ chịu phí phạt và lãi suất cho khoản vay tiêu dùng từ thẻ tín dụng.

3.4. Nguy cơ lịch sử tín dụng xấu

Ngoài phải chịu những khoản phí phạt không đáng có khi sử dụng nhiều thẻ tín dụng, thì bạn có thể gặp phải nguy cơ bị cho vào “danh sách đen” hay lịch sử tín dụng xấu.

Việc bạn mở nhiều thẻ tín dụng, khi đi vay ngân hàng, xếp hạng tín dụng của bạn có thể sẽ bị đánh giá không tốt. Bên cạnh đó, với 2 thẻ tín dụng, bạn có nguy cơ thanh toán trễ hạn, dẫn tới tình trạng nợ xấu.

Và để xóa đi được tình trạng nợ xấu, bạn có thể phải mất tới tận 5 năm kể từ thời điểm hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng và bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận vốn để phục vụ những mục đích trong cuộc sống.

3. Lưu ý khi mở nhiều thẻ tín dụng

Nếu thực sự cần thiết và bạn quyết định mở nhiều thẻ tín dụng thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đăng ký thanh toán dư nợ tự động

Bạn nên đăng ký hình thức thanh toán dư nợ thẻ tự động. Khi đó, đến thời hạn thanh toán, hệ thống sẽ tự động thực hiện thanh toán ở mức tối đa/ tối thiểu dư nợ hay một mức cụ thể tùy theo lựa chọn của bạn. Điều này giúp bạn tránh tình trạng quên và bị thanh toán nợ quá hạn.

  • Chốt thông báo giao dịch các thẻ cùng thời điểm

Nếu dùng 2 thẻ trở lên, bạn có thể trao đổi với bên ngân hàng để chốt thông báo giao dịch về cùng một ngày cuối tháng, hoặc một ngày nào đó tiện cho bạn nhất. Như vậy, bạn sẽ dễ nhớ, cân đối chi tiêu và sử dụng các thẻ tín dụng hợp lý hơn.

  • Cập nhật thông tin từ ngân hàng

Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin từ ngân hàng qua các hình thức như email, tin nhắn, ứng dụng di động. Để nhận được những thông báo quan trọng của ngân hàng như: tổng dư nợ, nhắc khi sắp đến hạn thanh toán,...Từ đó, bạn sẽ giám sát chi tiêu và lên kế hoạch thanh toán hiệu quả hơn. Đồng thời, không bị bỏ qua nhiều ưu đãi chi tiêu hấp dẫn của ngân hàng.

Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin từ phía ngân hàng tại email, tin nhắn, ứng dụng di động để giám sát chi tiêu, lên kế hoạch thanh toán hiệu quả

Như vậy, làm 2 thẻ tín dụng được không đã có câu trả lời cụ thể. Việc phát hành 2 hay nhiều thẻ là điều có thể. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, hoạch định chi tiêu hợp lý bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro không đáng có

Nếu có nhu cầu mở 2 thẻ tín dụng cùng lúc, bạn vui lòng liên hệ với BIDV qua Hotline 19009247 hay điểm giao dịch BIDV gần nhất trên toàn quốc để được hỗ trợ.

Đăng ký ngay với BIDV để được hưởng ưu đãi hấp dẫn nhất!

Các bài viết liên quan

BIDV

Kết quả gợi ý

    Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý

      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
       
       
      Complementary Content
      ${loading}