Không kích hoạt thẻ tín dụng có mất phí không?


Khi vừa mở thẻ tín dụng, chủ thẻ cần tiến hành kích hoạt thẻ ngay để bắt đầu sử dụng các tính năng của thẻ. Nếu chưa có nhu cầu sử dụng thẻ, một số chủ thẻ không kích hoạt thẻ tín dụng. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải một số bất lợi nhất định. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này với bài viết sau đây.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hiện

1. Không kích hoạt thẻ tín dụng thì có mất phí không?

Khi đã mở thẻ tín dụng, nếu không kích hoạt thì bạn vẫn mất những khoản phí cơ bản là phí phát hành và phí thường niên.

  • Phí phát hành thẻ: Dù khách hàng không kích hoạt thẻ thì cũng đã thực hiện yêu cầu mở thẻ tại ngân hàng. Do đó, loại phí này khách hàng vẫn cần chi trả. Mức phí này tùy theo quy định của từng ngân hàng, dao động từ 100.000 - 1.000.000 VNĐ.
  • Phí thường niên: Đây là khoản phí bắt buộc chủ thẻ phải trả cho ngân hàng mỗi năm để duy trì thẻ. Mức phí này phụ thuộc vào từng sản phẩm thẻ tín dụng và quy định của ngân hàng,dao động trong khoảng 100.000 - 1.000.000 VNĐ/năm.

Khi không kích hoạt thẻ tín dụng, chủ thể có thể vẫn bị mất các loại phí như phí phát hành thẻ, phí thường niên

2. Bất lợi khi không kích hoạt thẻ tín dụng

Thông thường sau khi nhận được thẻ, bạn cần kích hoạt thẻ sớm, bởi nếu để quá thời hạn mà thẻ tín dụng vẫn chưa được kích hoạt thì thẻ sẽ bị mất hiệu lực và không có giá trị sử dụng.

Thông thường, trong vòng 12 - 180 ngày nếu không kích hoạt sử dụng thẻ, thẻ sẽ bị chấm dứt và tiêu hủy. Khi đó, nếu muốn sử dụng thẻ tín dụng mới thì lại phải làm lại thẻ và mất khá nhiều thời gian và chi phí phát hành thẻ.

3. Các loại phí thẻ tín dụng bạn nên biết

Dưới đây là các loại phí chủ thẻ cần phải nắm rõ khi sử dụng thẻ tín dụng. Qua đó, sử dụng chi tiêu thẻ tín dụng thông minh và tối ưu chi phí nhất.

3.1. Phí thường niên

Đây là loại phí được thu hàng năm để duy trì thẻ tín dụng cho khách hàng. Đối với một số ngân hàng, đây là phí bắt buộc và bị trừ ngay cả khi bạn chưa kích hoạt. Khoản phí này ở các ngân hàng trung bình từ 100.000 - 1.000.000 VNĐ/năm.

Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng như BIDV sẽ không trừ phí thường niên này nếu khách hàng chưa kích hoạt và sử dụng thẻ tín dụng.

3.2. Phí phát hành thẻ

Đây là khoản phí đầu tiên mà chủ thẻ phải trả khi phát hành thẻ. Mức phí này phụ thuộc vào từng loại thẻ và theo quy định của mỗi ngân hàng. Thông thường thẻ tín dụng quốc tế sẽ có mức phí phát hành cao hơn thẻ tín dụng nội địa, dao động từ 100.000 - 1.000.000 VNĐ.

3.3. Phí phát hành thẻ phụ

Thẻ phụ là loại thẻ được mở đính kèm với thẻ chính và chủ thẻ phụ không cần chứng minh thu nhập với ngân hàng. Vì vậy, việc mở thẻ phụ rất đơn giản và chi phí phát hành thẻ phụ đang được nhiều ngân hàng áp dụng chương trình ưu đãi miễn phí.

3.4. Phí chậm thanh toán

Đây là khoản phí phát sinh khi chủ thẻ không thanh toán dư nợ đúng hạn. Khi sử dụng thẻ tín dụng thì nghĩa vụ của chủ thẻ là phải chi trả khoản nợ khi tới kỳ hạn. Nếu trả chậm thì bạn sẽ mất khoản phí nhất định, tuỳ theo quy định của ngân hàng. Do đó, bạn cần cân đối tài chính hợp lý để tránh bị mất khoản phí không đáng có này.

Sau khi chi tiêu hàng tháng bạn cần lưu ý thanh toán dư nợ đúng hạn

3.5. Lãi suất

Lãi suất thẻ tín dụng là chi phí mà bạn phải mất khi không trả đủ số dư nợ khi đến hạn hoặc trả khi đã quá hạn. Tùy vào từng ngân hàng, từng loại thẻ mà mức lãi suất này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lãi suất của thẻ tín dụng là khá cao, thường dao động khoảng 20% trở lên. Vì vậy bạn cần phải chú ý tới thời hạn thanh toán, cân đối tài chính để trả đủ dư nợ cần thiết.

3.6. Phí rút tiền

Tính năng rút tiền mặt của thẻ tín dụng chỉ là bổ trợ, bởi mục đích chính của dùng thẻ tín dụng là khuyến khích không sử dụng tiền mặt. Do đó, khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền sẽ mất một khoản phí rút tiền. Khoản phí này khá cao, dao động từ 1-5% trên số tiền rút.

3.7. Phí giao dịch ngoại tệ

Phí giao dịch ngoại tệ thường bao gồm 2 khoản phí: phí thực hiện giao dịch và phí đổi ngoại tệ. Mức phí này thường từ 2 - 4% số tiền giao dịch. Khoản phí này sẽ chỉ phát sinh khi bạn thực hiện giao dịch tại nước ngoài. Nhưng với sự tiện lợi của thẻ tín dụng thì mức phí này hẳn sẽ là “xứng đáng”.

3.8. Phí in sao kê

Chủ thẻ thường yêu cầu khách hàng in sao kê chi tiết các giao dịch, ngày giờ và địa điểm giao dịch để quản lý, rà soát chi tiêu. Với mỗi lần in sao kê thì khách hàng sẽ mất một khoản phí nhất định. Tùy theo từng ngân hàng, mức phí in sao kê sẽ khác nhau nhưng phí khá thấp chỉ từ 10.000 - 100.000 VNĐ/1 lần.

3.9. Phí vượt hạn mức

Thông thường thẻ tín dụng sẽ có một hạn mức nhất định. Đây là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể sử dụng để chi tiêu. Nếu chi tiêu quá hạn mức thì bạn sẽ bị tính phí trên số tiền chi tiêu vượt đó. Mức phí vượt thường khá cao, có thể lên tới 15%/ số tiền vượt. Do đó, bạn nên tính toán chi tiêu hợp lý trong hạn mức cho phép để tối ưu chi phí.

3.10. Phí huỷ thẻ

Phí hủy thẻ thường khá thấp, chỉ từ 50.000 VNĐ hoặc miễn phí đối với một số ngân hàng. Tuy nhiên, khách hàng cần cân nhắc việc hủy thẻ tín dụng bởi có thể bạn sẽ mất đi điểm tích lũy khi mở lại thẻ tín dụng mới.

3.11. Phí quét thẻ tại các điểm giao dịch nội địa

Việc thanh toán hay quét thẻ bằng máy POS tại các điểm giao dịch nội địa là hoàn toàn miễn phí. Việc trả phí (nếu có) thuộc về bên đơn vị thuê máy POS (hay của người bán). Mức phí này chỉ từ 1 - 2%. Nếu thực hiện quẹt thẻ tại các máy POS mà bị mất phí, đặc biệt là mức phí cao hơn 2% thì bạn cần thông báo với cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thông thường phí quét thẻ tại các điểm giao dịch, chủ thẻ sẽ không bị mất phí

4. Cách kích hoạt thẻ tín dụng

Để kích hoạt thẻ, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách sau.

Cách 1 - Đến cây ATM gần nhất của ngân hàng để kích hoạt thẻ

Đây là cách làm khá phổ biến và đơn giản. Bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Đưa thẻ vào máy ATM theo chiều mũi tên và chọn ngôn ngữ phù hợp.
  • Bước 2: Bạn nhấn “Tiếp tục” và nhập mã PIN cho thẻ tín dụng theo mã được ngân hàng cung cấp trong phong bì đựng thẻ phát hành.
  • Bước 3: Chọn tính năng “Đổi mã PIN” trên màn hình cây ATM.
  • Bước 4: Nhập mã PIN mới lần 1, xác nhận lại mã PIN mới lần 2 và ấn “Enter” để hoàn thiện.
  • Bước 5: Bạn nhận thẻ và hoàn thành kích hoạt thẻ trong khoảng một vài phút.

Kích hoạt thẻ tín dụng trên máy ATM nhanh chóng

Cách 2 - Gọi điện tới tổng đài của ngân hàng để yêu cầu kích hoạt thẻ

Nếu không tiện đến địa điểm có máy ATM thì bạn vẫn có thể thực hiện kích hoạt thẻ tín dụng nhanh chóng bằng các gọi điện tới tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ. Khi được kết nối bạn sẽ nêu yêu cầu kích hoạt thẻ với nhân viên tư vấn. Sau đó, nhân viên tư vấn hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để kích hoạt thẻ tín dụng sớm nhất.

Cách 3 - Nhắn tin theo cú pháp được quy định cho mỗi loại thẻ để kích hoạt

Cũng tương tự như gọi điện tổng đài hỗ trợ, bạn có thể kích hoạt thẻ bằng cách nhắn tin theo cú pháp được quy định cho mỗi loại thẻ tín dụng. Ví dụ: Cú pháp tin nhắn để kích hoạt thẻ tín dụng của BIDV là: KICHHOAT [04 số cuối số thẻ] [Mã kích hoạt thẻ]. Khi tin nhắn được gửi lên hệ thống, bên ngân hàng sẽ liên hệ lại để xác nhận và tư vấn để bạn kích hoạt thẻ tín dụng nhanh chóng.

Kích hoạt thẻ tín dụng nhanh chóng qua tin nhắn SMS

5. Cách huỷ thẻ tín dụng nếu không còn nhu cầu sử dụng

Nếu bạn đã sở hữu một thẻ tín dụng ưng ý và không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng chưa kích hoạt này thì có thể lựa chọn hủy thẻ để không bị mất phí. Các bước hủy thẻ cụ thể như sau:

Việc huỷ thẻ chỉ có thể được tiến hành tại điểm giao dịch của ngân hàng. Bạn cần thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Đến bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng phát hành thẻ và thông báo yêu cầu hủy thẻ tín dụng. Sau đó, cung cấp cho ngân hàng các thông tin quan trọng như: xác minh chủ thẻ, mã PIN, thông tin cá nhân, số dư nợ còn lại trong thẻ, ngày giao dịch gần nhất.
  • Bước 2: Khi ngân hàng đối chiếu các thông tin trên trùng khớp với thông tin lúc đăng ký thẻ tín dụng thì thẻ của bạn sẽ được khóa lại.
  • Bước 3: Nộp lại thẻ tín dụng cho bên ngân hàng để hoàn thiện việc hủy thẻ.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn không nộp lại thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ xét bạn vào trường hợp bị mất thẻ tín dụng, lúc này ngân hàng sẽ yêu cầu bạn nộp phí “Mất thẻ tín dụng”.

Một số lưu ý khi huỷ thẻ:

  • Đầu tiên và quan trọng nhất là cân nhắc, tính toán thật kỹ việc hủy thẻ. Một số thẻ tín dụng có yêu cầu mở thẻ khắt khe thì bạn lại cần phải cân nhắc kỹ hơn quyết định của mình. Khi thực sự có nhu cầu, việc mở thẻ mới sẽ rất mất thời gian, công sức và chi phí.
  • Một số ngân hàng khi khách hàng hủy thẻ sẽ bị mất phí. Mức phí này thường khoảng 50.000 VNĐ, không thực sự cao nhưng cũng đáng cân nhắc để tối ưu chi phí khi vẫn có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.

Bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi có quyết định hủy thẻ tín dụng vì có thể khiến bạn bị giảm điểm tín dụng và mất phí

Như vậy, không kích hoạt thẻ tín dụng sẽ khiến chủ thẻ gặp phải khá nhiều bất lợi. Nếu vẫn có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để linh hoạt trong chi tiêu, quản lý tài chính tốt thì việc kích hoạt thẻ tín dụng sớm là rất quan trọng và cần thiết.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề không kích hoạt thẻ tín dụng, bạn hãy liên hệ với BIDV Hotline 19009247 hay điểm giao dịch BIDV gần nhất trên toàn quốc để được hỗ trợ.

Đăng ký ngay với BIDV để được hưởng ưu đãi hấp dẫn nhất!

Các bài viết liên quan

BIDV

Kết quả gợi ý

    Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý

      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
       
       
      Complementary Content
      ${loading}