4 điều cần làm khi trang bị kiến thức tài chính cho con trẻ


Dạy con về giá trị tiền bạc, về cách chi tiêu và tiết kiệm tiền ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó không chỉ là một kỹ năng cần thiết trong hành trang đầu đời của con, mà còn giúp hình thành thói quen, nhân cách tốt cho trẻ ngay khi còn nhỏ.

Từ tiền ảo cho đến các ứng dụng thanh toán di động, ngày càng có nhiều cách để thanh toán cho 1 loại hàng hóa và dịch vụ bạn cần mua. Do vậy, các kiến thức về tài chính cũng ngày càng phức tạp hơn. Hãy nắm bắt 1 số bí quyết sau đây để bắt đầu dạy con trẻ các bài học về tiền.

1. Dạy con từ sớm

Nhiều bậc cha mẹ thấy khó khăn khi dạy trẻ về tiền. Họ băn khoăn không biết các con số tài chính nào trẻ nên được biết hay khi nào là thời điểm phù hợp để dạy về các kiến thức này. Thậm chí nhiều cha mẹ còn ngại nhắc đến tiền bạc trước mặt con vì họ cho rằng nỗi lo lắng về tiền của cha mẹ sẽ bị “lây” sang con cái.

Tuy nhiên, không dạy trẻ về tiền cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề về tài chính ở tuổi trưởng thành.

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy trẻ em có thể nắm bắt khái niệm cơ bản về tiền khi 3-4 tuổi. Đến năm chúng 7 tuổi, các khái niệm cơ bản về liên quan đến hành vi xử lý tài chính trong tương lai sẽ phát triển.

Hãy tận dụng mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày của gia đình để dạy trẻ về tiền. Giả sử bạn để trẻ dùng bảng tính trên điện thoại của bạn để cộng giá các sản phẩm trên giỏ hàng khi đi mua sắm, hay giải thích sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn, hay đố chúng làm thế nào để tiết kiệm tiền khi đi chợ.

Quan trọng hơn nữa là bạn cần phân biệt cho trẻ sự khác nhau giữa các loại hình thanh toán như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và thanh toán trực tuyến.

2. Khuyến khích tiết kiệm

Thật khó để bảo trẻ không được tiêu số tiền chúng được tặng (như tiền sinh nhật, tiền mừng tuổi….), đặc biệt khi chúng luôn bị cám dỗ bởi các loại đồ chơi hay bánh kẹo. Hãy từ từ phân tích cho trẻ thấy rằng tiết kiệm nhiều tiền hơn sẽ giúp chúng mua được nhiều kẹo và đồ chơi hơn, từ đó chúng sẽ hiểu lợi ích của việc suy nghĩ thật kỹ trước khi tiêu tiền.

Hãy tạo cơ hội để trẻ kiếm thêm tiền. Trẻ lớn có thể được phép dùng internet để so sánh giá và phân biệt sự khác nhau giữa các sản phẩm đắt và rẻ. Trẻ nhỏ hơn có thể được hướng dẫn để cắt các phiếu giảm giá, và mỗi phiếu bạn sử dụng để mua hàng sẽ tương ứng với số tiền mặt chúng kiếm được. Đồng thời, cha mẹ hãy ngồi xuống bàn bạc với con về cách con sẽ phân bổ số tiền này cho việc chi tiêu và tiết kiệm. Trò chơi tiết kiệm này sẽ giúp trẻ hứng khởi với các bài học về quản lý tiền.

3. Dạy trẻ về ngân sách

Dạy con về ngân sách được cho là hiệu quả nhất khi con còn nhỏ. Hãy cùng ngồi xuống và nói với trẻ khái niệm về ngân sách và các loại ngân sách như ngân sách sinh hoạt cố định, ngân sách trả nợ, chi phí mua sắm tạp hóa, chi phí đi lại… Hướng dẫn trẻ lập ngân sách riêng và tính toán các loại chi phí cần thiết của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học cách ưu tiên các nhu cầu cần thiết hơn là mong muốn và cách lập mục tiêu dài hạn cho các khoản mua sắm lớn.

4. Dạy trẻ về các chi phí ngoài mong muốn

Hiểu về tài chính không chỉ liên quan đến việc bạn tiêu gì và tiết kiệm như thế nào, mà còn liên quan đến phương thức để đảm bảo thực hiện được các nhu cầu tài chính trong tương lai. Ví dụ, dạy trẻ sớm về các rủi ro không mong muốn xảy ra trong tương lai như bệnh tật, tai nạn, tuổi già…. sẽ giúp chúng hiểu được lợi ích của việc chuẩn bị tài chính cho những tình huống này.

Trên đây là 4 điều mà cha mẹ cần lưu tâm để có thể dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân sớm và hiệu quả. Ở giai đoạn đầu đời, các bé thường tò mò về nhiều thứ và có năng lực học hỏi rất lớn. Việc trang bị cho con các kiến thức tài chính sớm sẽ là hành trang theo trẻ cả cuộc đời.

Xem thêm:

Các bài viết liên quan tag

Đăng ký ngay với BIDV để được hưởng ưu đãi hấp dẫn nhất!

BIDV

Kết quả gợi ý

    Các sản phẩm/dịch vụ gợi ý

      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
      Tìm thấy Kết quả
       
       
      Complementary Content
      ${loading}